1. Công tác tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc xây dựng hệ thống quản lý tài chính:
– Tổ chức công việc cho Phòng Tài chính Kế toán Công ty một cách khoa học, hiệu quả; phân công công việc và hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể cho các nhân viên thuộc Phòng Tài chính Kế toán;
– Xây dựng, tổ chức hệ thống tài chính kế toán: xây dựng các quy trình, quy chế, quy định liên quan đến tài chính kế toán;
– Tham mưu cho Ban lãnh đạo kế hoạch tài chính trong tháng/quý/năm và đảm bảo nguồn lợi tài chính cho Công ty; Tổng hợp và phân tích số liệu sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp Ban Lãnh đạo đưa ra phương án kinh doanh tối ưu;
– Chịu trách nhiệm trước Ban Lãnh đạo Công ty về công tác Tài chính Kế toán của Công ty và xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch và chiến lược của Công ty;
2. Công tác Tổ chức quản lý công tác kế toán, thuế, giám sát sử dụng tài sản, vốn và chi phí của Công ty:
– Chịu trách nhiệm về hoạt động kế toán tại tất cả các dự án của Công ty;
– Kiểm soát tình hình thực hiện các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công, ….và các chi phí dự toán khác, phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch so với định mức, các chi phí khác ngoài kế hoạch, nắm bắt biến động về chi phí, công nợ,… để kịp thời đưa ra những giải pháp để kiểm soát chi phí theo kế hoạch đã đề ra;
– Đưa ra kiến nghị phòng ngừa các rủi ro kinh doanh, đề xuất giải pháp thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của Công ty;
– Kiểm soát hoạt động kế toán tại các đơn vị liên doanh liên kết của Công ty. Có đề xuất phù hợp nhằm kiểm soát các rủi ro phát sinh liên quan đến rủi ro thuế, rủi ro kiểm soát nội bộ;
– Kiểm tra, soát xét các chứng từ liên quan đến quá trình thu – chi của Công ty nhằm đảm bảo đúng quy trình và quy định hiện hành;
– Quản lý việc lưu trữ các hồ sơ, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính kế toán của Công ty và bảo mật các thông tin đó;
– Kiểm tra hồ sơ kê khai thuế hàng tháng, báo cáo tài chính theo quy định, hồ sơ quyết toán thuế hàng năm, báo cáo tài chính năm