Ngã ba Huế Đà Nẵng, mang kiến trúc hiện đại từ công trình Chăm cổ
Nút giao thông Ngã ba Huế là một nút giao thông khác mức nằm ở phía tây thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Đây được xem là ngã ba đặc biệt quan trọng trong hệ thống giao thông thành phố và cũng là nút giao thông sở hữu cầu vượt 3 tầng đầu tiên tại nước ta. Công trình được lấy cảm hứng từ hình tượng Linga và Yoni, một biểu tượng của dân tộc Chăm. Cùng tìm hiểu thêm về Ngã ba Huế Đà Nẵng trong bài viết dưới đây của Việc Làm Đà Nẵng nhé!
Hình ảnh cầu vượt Ngã ba Huế Đà Nẵng
Bản đồ vị trí của Ngã Ba Huế Đà Nẵng
Dưới đây là bản đồ vị trí của Ngã Ba Huế Đà Nẵng chi tiết:
Giới thiệu về Ngã ba Huế Đà Nẵng
Tại sao lại gọi là Ngã ba Huế?
Nút giao thông Ngã ba Huế Đà Nẵng là một điểm giao thông đặc biệt quan trọng của tiểu vùng ba địa phương: Đà Nẵng, Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế.
Cái tên “Cầu vượt Ngã ba Huế” xuất phát từ lâu, bởi trước đây nút giao thông này là cửa ngõ duy nhất để đến khu vực quận Liên Chiểu, đèo Hải Vân – cũng là con đường độc nhất từ trung tâm thành phố Đà Nẵng và cả tỉnh Quảng Nam để đi Huế. Là ngã ba giao thông rất quan trọng vì thế đây là khu vực giao nhau của nhiều phương tiện di chuyển. Đồng thời, khu vực này còn là nút thắt cực kỳ quan trọng đối với tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Tại sao lại gọi là Ngã ba Huế?
Tổng quan về cầu vượt Ngã ba Huế
Cầu vượt Ngã Ba Huế Đà Nẵng nằm trên địa bàn ba quận là Cẩm Lệ, Thanh Khê và Liên Chiểu. Và là nơi giao nhau giữa bốn tuyến đường lớn của thành phố gồm đường Trường Chinh, đường Điện Biên Phủ, đường Tôn Đức Thắng, Hoàng Thị Loan và tuyến đường sắt Bắc Nam. Trong đó, đường Trường Chinh và Tôn Đức Thắng là đoạn Quốc lộ 1A đi qua nội thành của Đà Nẵng.
Là ngã ba giao thông có lượng phương tiện qua lại nhiều, thành phần dòng xe đa dạng. Có xe chạy thẳng từ Bắc vào trung tâm Đà Nẵng và ngược lại, trên Quốc lộ 1A có xe rẽ phải, rẽ trái đi Bắc, vào Nam. Do tính chất giao thông tại Ngã ba Huế Đà Nẵng rất phức tạp, xuất hiện sự cản trở lẫn nhau giữa giữa xe thô sơ và xe cơ giới, giữa các tuyến đường bộ và đường sắt, giữa xe và người dân qua đường.
Việc giao nhau giữa nhiều tuyến đường, nhiều phương tiện giao thông đã gây ùn tắc giao thông tại khu vực này, đặc biệt là vào các giờ cao điểm và lúc các chuyến tàu Bắc Nam chạy qua. Việc đầu tư xây dựng cầu vượt Ngã ba Huế đã góp phần giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, hạn chế tai nạn giao thông. Đặc biệt tạo cảnh quan cơ sở hạ tầng giao thông, điểm nhấn kiến trúc cho cửa ngõ vào trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Đường gần Ngã Ba Huế:
Tổng quan về cầu vượt Ngã ba Huế
Lịch sử về Ngã ba Huế
Theo thông tin chia sẻ ở trên, tên gọi Ngã ba Huế được biết đến bởi đây từng là cửa ngõ duy nhất để đi đến quận Liên Chiểu, đèo Hải Vân, cũng là con đường độc nhất từ trung tâm thành phố Đà Nẵng và cả tỉnh Quảng Nam để đi Huế. Nhưng ít người biết tên gọi này đã ra đời từ đầu thập niên 40 của thế kỉ XX, khi thực dân Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa nước ta và mở rộng tuyến Bắc – Nam, xây dựng sân bay Đà Nẵng và tuyến đường sắt.
Khi ấy, Ngã ba Huế là một vùng đất hoang sơ, tuy nhiên, nơi đây là nơi đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt. Biết bao anh hùng đã hy sinh để gìn giữ hoà bình, góp phần làm nên chiến thắng của Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Tiếp đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, Ngã ba Huế Đà Nẵng tiếp tục là nơi che chở cho các cán bộ, dân quân, du kích về bám trụ hoạt động. Bởi đây là bàn điểm quan trọng để dễ dàng tiếp cận thành phố và sân bay.
Vì vậy, người dân địa phương cho rằng Ngã ba Huế chính là nơi chứng nhân cho những sự kiện lịch sử quan trọng trên con đường đấu tranh, dành độc lập và xây dựng thành phố Đà Nẵng.
Cầu vượt Ngã ba Huế Đà Nẵng – mang vẻ đẹp thời đại mới
Ngã ba Huế lấy cảm hứng dựa trên hình ảnh Linga và Yoni của người Chăm, một biểu tượng của sự phồn thịnh và sức sống mãnh liệt. Cầu được thiết kế theo hình xuyến kết hợp cầu vượt 3 tầng gồm tầng mặt đất, tầng 1 (vòng xuyến) và tầng 2 (dây xuyến), cụ thể như sau:
- Tầng mặt đất có chiều rộng 7 m, gồm 2 làn xe, không cắt đường sắt. Các phương tiện đi lại theo hướng từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Hoàng Thị Loan và ngược lại hoặc hướng từ đường Điện Biên Phủ đi về Trường Chinh và ngược lại. Tầng mặt đất của cầu vượt cho phép tất cả các loại xe cơ giới lưu thông một chiều (trừ các phương tiện có chiều cao vượt hơn 4m; phương tiện kéo moóc và kéo sơ-mi rơ-moóc). Bên cạnh đó, người đi bộ và xe đạp có thể lưu thông qua đường sắt bằng cầu đi bộ.
- Tầng 1 có cầu vòng xuyến với chiều rộng hơn 15m và đường kính 150 m và bốn nhánh cầu dẫn nối tầng mặt đất lên tới vòng xuyến. Tầng 1 gồm 3 làn xe: xe cơ giới lưu thông 2 làn trong và xe thô sơ ở làn ngoài cùng. Tốc độ thiết kế là 40 km/h. (tầng 1 cấm người đi bộ)
- Tầng 2 có chiều rộng 17m, tốc độ tối đa 60 km/h gồm 4 làn xe, mỗi hướng chạy gồm 2 làn xe từ Huế đi Trung tâm thành phố Đà Nẵng và ngược lại.
Kiến trúc ba tầng độc đáo của Ngã ba Huế Đà Nẵng
Điểm nhấn của cầu vượt Ngã ba Huế Đà Nẵng là trụ tháp Linga cao 65m được kết nối với các dây văng vừa là cổng chào của thành phố, vừa là biểu tượng cho dòng máu chảy mãnh liệt tượng trưng cho sự phát triển không ngừng của Đà Nẵng. Cây vượt được xác nhận là cây cầu vượt ba tầng đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam. Thiết kế nổi bật này dễ dàng khiến bất cứ ai khi đặt chân đến Đà Nẵng cũng phải ồ lên trong thán phục và kinh ngạc.
Kết luận
Có thể thấy không chỉ đơn thuần là một nút giao thông với những khối sắt đá vô hồn, cầu vượt ngã ba Huế Đà Nẵng còn gửi gắm thông điệp đầy ý nghĩa của thành phố đến du khách và bạn bè bốn phương. Nếu có cơ hội đến thăm Đà Nẵng, đừng quên ghé qua Ngã ba Huế để ngắm nhìn cây cầu vượt độc đáo này nhé.